1. Quy trình xin giấy phép và thực hiện phức tạp:
Đây là yếu tố không thể thay đổi khi doanh nghiệp tự triển khai chương trình hoặc thông qua một công ty agency. Các công việc chính sẽ bao gồm: Khảo sát, chốt giá, xin giấy phép, thiết kế sản xuất vật dụng, thuê địa điểm thực hiện, tất cả việc này tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí, nguồn lực gián tiếp. Mặt khác, khi chương trình đang diễn ra, nếu phát hiện những vấn đề cần thay đổi thì sẽ mất nhiều thời gian, hoặc không thay đổi, điều chỉnh các hoạt động của mình, do liên quan đến giấy phép, hợp đồng đã ký kết, hoặc chi phí cao cho những thay đổi đó. Việc này sẽ giải quyết được, nếu như sử dụng biện pháp Sampling Online.
2. Sampling offline truyền thống đang bị cạnh tranh khốc liệt:
– Với hàng trăm ngàn sản phẩm cùng thực hiện sampling, phát mẫu cùng một thời điểm, nhưng số lượng điểm sampling công cộng có hạn, nên các sản phẩm, dịch vụ sẽ bị trùng địa điểm sampling với những đơn vị khác cùng ngành, dẫn tới hiệu quả về hình ảnh thương hiệu, sự chào đón của người nhận mẫu không cao. Việc này cũng dẫn tới chi phí thuê địa điểm, dịch vụ thực hiện cao. Đối với sản phẩm mới, đặc biệt chưa được bán trong siêu thị hoặc hệ thống cửa hàng chuyên dụng thì việc xin phép thực hiện gần như không khả thi vì không được ưu tiên. Còn với SON – Sampling Online thì chúng ta có thể thực hiện phát mẫu một cách chủ động, tùy chọn số lượng, thời gian, khu vực địa lý phát mẫu … theo nhu cầu và khả năng thực tế.
– Ngoài ra thiên tai dịch bệnh sẽ khiến chương trình bị ngưng, hoãn, hủy là một hạn chế của Sampling truyền thống, người tiêu dùng sẽ ngày càng khó tính hơn khi phải nhận một mẫu thử không chủ động và vừa ý. Xu hướng nhận sản phẩm mẫu theo “cá nhân hóa” sẽ ngày một thịnh hành. Doanh nghiệp khi đăng ký chương trình sampling online trên SON sẽ hạn chế tối đa những khó khăn mà sampling truyền thống không giải quyết được.
3. Sản phẩm không được đón nhận vì phát sai đối tượng:
– Người tiêu dùng hững hờ đối với sản phẩm sampling, nhiều trường hợp mẫu phát đến tay người tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng không có sự đón nhận, không hào hứng … vì “sai thời điểm”, “sai đối tượng”. Nếu như để người tiêu dùng “chủ động” chọn mẫu, chủ động chọn thời gian nhận mẫu… thì sẽ tạo nhiều dấu ấn hơn. Đặc biệt, sản phẩm mới, người tiêu dùng cũng e ngại khi sử dụng, nếu như không có một chiến lược marketing đi kèm, và không trực tiếp tham khảo được các feedback của người dùng trước.
– SON – Sampling online giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp khi bị từ chối thuê địa điểm sampling vì lý do sản phẩm mới, chưa được bày bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Chỉ cần sản phẩm chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định pháp luật Việt Nam thì sẽ được người tiêu dùng chào đón trên nền tảng SON – Samling online.
4. Sampling truyền thống dễ bị thất thoát:
– Ngân sách: Chương trình qua nhiều cấp quản lý và đều thực hiện offline, nên xảy ra tiêu cực thất thoát hàng bán và hàng samping.
– Phản hồi của khách hàng: Nhiều phản hồi của khách hàng có thể không ghi nhận kịp, hoặc chưa đánh giá chuẩn xác về sản phẩm (khách vội đi, không muốn nhận v.v). Thậm chí, nhiều đơn vị thực hiện sampling truyền thống đã quản lý không tốt, dẫn tới ra đời những bản báo cáo không trung thực để đối phó việc feedback của khách hàng. 80% hoạt động sampling truyền thống tại Việt Nam chưa khai thác được yếu tố phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này rất thiệt hại, dẫn tới doanh nghiệp đã không có được thông tin chính xác để ra quyết định.
– Sampling Online share quyền cho chủ doanh nghiệp có thể đọc, quản lý, phản hồi và tiếp nhận từng feedback của cá nhân người tiêu dùng sau khi trải nghiệm sản phẩm.
SON: sampling online sẽ tối ưu hóa các hạn chế mà sampling truyền thống chưa xử lý được. Giúp nhà cung cấp và người dùng có đánh giá và trải nghiệm khách quan nhất về sản phẩm và nhu cầu của thị trường.