image
» Quy trình tổ chức sampling, phát mẫu sản phẩm

Quy trình tổ chức sampling, phát mẫu sản phẩm

Quy trình tổ chức sampling, phát mẫu sản phẩm

Tổ chức sampling, phát mẫu dùng thử là cách marketing phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng. Vậy để tổ chức một chương trình sampling thì cách thức, quy trình bao gồm những bước nào? Và sau đây chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này hơn nhé.

  1. Sản phẩm sampling là gì?

Đây là điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần xác định được vì nó rất là quan trọng.

Có thể là sampling một sản phẩm mới, mới được đưa ra thị trường hoặc có thể là sản phẩm mới với một địa điểm nào đó như siêu thị, cửa hàng,…Trong trường hợp này, doanh nghiệp muốn khách hàng biết đến, thử nghiệm và đánh giá đối với sản phẩm mới.

Ngoài ra, chúng ta sẽ sampling sản phẩm đã có mặt trên thị trường rất lâu rồi. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp họ đang muốn thúc đẩy doanh thu bán hàng nhiều hơn.

sampling duoc pham

  1. Xác định kênh sampling: địa điểm tổ chức

Đối với từng sản phẩm và nhu cầu của doanh nghiệp mà chúng ta lựa chọn kênh sampling cho phù hợp. Có 2 kênh thực hiện sampling phổ biến nhất hiện nay: MT (Modern Trade) và TT (Traditional Trade)/GT (General trade).

MT (Modern Trade) chính là kênh thương mại hiện đại, bao gồm các chuỗi siêu thị, đại siêu thị,..Thường các doanh nghiệp chọn sampling kênh MT khi họ đã có hàng trong các siêu thị rồi. Tại đây, lượng khách hàng lớn nhưng tuy nhiên giá thuê địa điểm sampling cao hơn.

TT (Traditional Trade) là kênh thương mại truyền thống, bao gồm các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý, nhà bán buôn, các nhà phân phối. GT (General trade): là kênh cung cấp hàng hóa truyền thống như các cửa hàng tạp hóa, mô hình sỉ, lẻ, horeca,.. TT và GT thì tương đối là giống nhau, nên trong sampling sản phẩm thì hai kênh này thường được xem là một.

64823309 1287953178043663 3999315779001516032 o

  1. Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép thực hiện

Khi thực hiện chương trình sampling sản phẩm, phụ thuộc vào địa điểm tổ chức mà chúng ta phải có kế hoạch xin giấy phép thực hiện.

Có những địa điểm không cần phải xin giấy phép thực hiện, tuy nhiên thì phải làm thủ tục thuê địa điểm, hầu như là các siêu thị, đại siêu thị.

Còn các địa điểm như khu dân cư, những địa điểm công cộng,…thì chúng ta phải xin phép của sở Văn Hóa nơi thực hiện, khi Sở cấp phép xong chúng ta mới được thực hiện.

quy trình tổ chức sampling

  1. Nhân sự thực hiện và training

Trong sampling sản phẩm, nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhân viên sampling phải thật sự năng động, niềm nở, có đầy đủ kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng. Để nhân sự làm việc hiệu quả thì chúng ta phải có công tác training cho nhân sự. Phải hiểu rõ về sản phẩm và mong muốn từ doanh nghiệp thì nhân sự mới đủ tự tin và thông tin để giới thiệu với khách hàng của mình. Bên cạnh đó chúng ta cần training thêm về kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng bán hàng cho nhân sự để chương trình có kết quả thành công hơn. Thường thì trước 2-3 ngày bắt đầu thực hiện chương trình tổ chức sampling, doanh nghiệp kết hợp với đơn vị tổ chức sẽ có 1 buổi để training cho nhân sự để chủ động hơn.

quy trình tổ chức sampling

  1. Thực hiện chương trình

Khâu thực hiện chương trình là khâu chính rất là quan trọng.

Đầu tiên là phải kiểm tra lại các vật dụng sampling cần thiết, xem mọi thứ đầy đủ hay chưa để tránh trường hợp thiếu sót vì khi thiếu vật dụng chúng ta sẽ rất bị động và thực hiện không được như mong muốn.

Tiếp theo là thủ tục đưa hàng hóa tới nơi thực hiện sampling. Đối với kênh TT/GT, chúng ta chỉ cần vận chuyển đến, nhưng đối với kênh MT thì phức tạp hơn. Muốn đưa hàng hóa, vật dụng và nhân sự sampling, chúng ta phải hoàn thành thủ tục trước đó. Ở mỗi siêu thị, quy trình mỗi khác và theo mỗi form khác nhau. Vì vậy mà trước khi thực hiện chương trình, chúng ta cần tìm hiểu thủ tục thật kỹ càng để chủ động hơn.

  1. Báo cáo sampling

Khi tổ chức một chương trình sampling, doanh nghiệp chúng ta đều có những mong muốn nhất định. Báo cáo sau sampling là căn cứ để doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả cũng như phản hồi từ khách hàng. Báo cáo bao gồm: báo cáo hình ảnh, báo cáo số lượng, thu thập phản hồi,.. Dựa vào báo cáo mà các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch tiếp theo cho tương lai.

Ngoài ra, thị trường hiện tại có xu hướng sampling online ngày càng tăng. Muốn hiểu hơn về sampling online, các bạn có thể tham  khảo Tại đây. 

Quý khách có nhu cầu về dịch vụ: nhân viên tiếp thị, PG/PB, lễ tân; nhu cầu về thực hiện thu thập thông tin thị trường và các hoạt động activation … vui lòng liên hệ: 

Chi nhánh 1: 96 Khánh An, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Chi nhánh 2: Số 3, Liền Kề 27, P. Trịnh Văn Bô, KĐT Mới Cân Canh, Hòa Đức, TP. Hà Nội

Hotline: 0934 047 866

Email: truyenthongphandang@gmail.com

Website: www.phandang.comwww.samplingsanpham.com

image
0934 047 866