image
» Sampling Sản Phẩm Là Gì? Quy Trình Sampling Mẫu Sản Phẩm Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất 

Sampling Sản Phẩm Là Gì? Quy Trình Sampling Mẫu Sản Phẩm Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất 

Tổ chức sampling sản phẩm là một trong những hình thức truyền thống hữu ích của các doanh nghiệp. Các sản phẩm của Doanh nghiệp được tiếp thị trực tiếp hoặc gián tiếp (sampling online). Đây là hình thức tiếp cận thu thập ý kiến người tiêu dùng hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó còn giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp nhanh nhất. Hãy cùng Truyền thông Phan Đăng tìm hiểu quy trình tổ chức sampling sẽ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sampling Sản Phẩm Là Gì?

Sampling sản phẩm là một hoạt động của marketing trong thuật nó có nghĩa là mẫu thử sản phẩm. Có thể hiểu là hình thức phát các sản phẩm mẫu đến khách hàng nhằm giúp họ trải nghiệm. 

Sampling sản phẩm là một trong những hình thức marketing thông minh được nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng. Bởi thông qua hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được phản hồi khách hàng để kịp thời đưa ra những thay đổi và đề xuất những chiến lược sao cho phù hợp nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Sampling Sản Phẩm

Lợi ích đạt được của doanh nghiệp sau khi thực hiện sampling sản phẩm

Không thể phủ nhận những lợi ích mà Samling mang lại, nhưng muốn hoạt động này đạt hiệu quả thì phụ thuộc vào từng thời điểm và mục đích của doanh nghiệp. Chỉ nên sử dụng Sampling khi doanh nghiệp đang muốn quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới khách hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Cụ thể chương trình sampling sẽ mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích sau:

  • Hình thức quảng bá tiết kiệm chi phí tổ chức
  • Tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Tạo niềm tin cho khách hàng đối với thương hiệu
  • Lắng nghe và tiếp thu trực tiếp ý kiến khách hàng.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy bán hàng gia tăng doanh thu.

Quy trình sampling mẫu thử đạt hiệu quả tốt nhất chỉ với 6 bước 

  • Xác định sản phẩm sampling

Bước đầu tiên cấn xác định đâu là sản phẩm cần sampling. Thông thường các mẫu sampling là mẫu sản phẩm đã ra mắt thị trường hoặc chưa ra mắt thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiếp cận mẫu đến trực tiếp tay người tiêu dùng để đánh giá, cảm nhận trực tiếp các sản phẩm nhằm xây dựng và khắc phục những hạn chế của sản phẩm.

Sampling Sản Phẩm

Mặt khác, những sản phẩm ra mắt trên thị trường nhưng vẫn chưa được khách hàng biết đến. Thì đây là một trong những bước để đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng.

Phòng marketing của doanh nghiệp sẽ là bên đề xuất các địa điểm thông qua insight khách hàng. Dựa vào tính chất của từng sản phẩm để chọn ra những địa điểm phù hợp với chiến dịch nhằm phát huy tối đa vai trò của sampling.

Có 2 kênh sampling phổ biến hiện nay là MT (Modern Trade) và GT (General trade).

  1. MT (Modern Trade): dịch ra là “thương mại hiện đại”. Có thể kể đến một số hình thức của thương mại hiện đại như: các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý lớn trên khắp cả nước. 
  2.  GT (General trade) – Kênh phân phối truyền thống: có hệ thống phân phối phủ rộng bao gồm: chợ truyền thống, đại lý tổng hợp, tạp hóa, hiệu thuốc mỹ phẩm/dược phẩm.

Sampling Sản Phẩm

Sampling Sản Phẩm

  • Chuẩn bị Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép thực hiện

Sau khi đã xác định được sản phẩm và địa điểm thực hiện chúng ta dựa trên quy định để tiến hành các giấy tờ cần thiết. Sampling tại siêu thị bạn cần thực hiện hồ sơ thủ tục xin phép và trình hồ sơ lên phòng chức trách của siêu thị. Khi hồ sơ được phê duyệt, doanh nghiệp của bạn sẽ được phép tổ chức mô hình sản phẩm thử.

Đối với kênh GT truyền thống thì cần sự phê duyệt của quản lý địa điểm tổ chức hoặc ủy ban phường, ủy ban quận.

  • Nhân sự thực hiện và training

Nhân viên gồm (pg/pb/sup) tổ chức sampling thường phải linh hoạt, nhiệt tình và kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. 

Truyền thông Phan Đăng với lợi thế cung cấp PG/PB/Sup nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, kỹ năng bán hàng để tư vấn, chia sẻ, thuyết phục khách hàng.

Các nhân viên được công ty training kiến thức về thông tin của sản phẩm, cách sampling mẫu thử nếu ở dạng qua chế biến. Training sản phẩm rất cần thiết vì chỉ khi nhân viên thực sự hiểu về sản phẩm mới có thể truyền đạt đến cho khách hàng được tốt nhất.

  • POSM (Point Of Sales Material)

Các công cụ dụng cụ thực hiện chương trình cũng được doanh nghiệp chú trọng khi thực hiện. POSM chỉ tập trung vào hỗ trợ trưng bày, thu hút sự chú ý của khách hàng tại các điểm bán và tiếp thị. Từ đó tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

POSM không mang giá trị về doanh thu nhưng nó giúp thu hút ánh nhìn của khách hàng khi lướt qua; tạo sự chú ý và kích thích mua hàng. Tùy vào sản phẩm sẽ có POSM phục vụ cho mục đích  và chi phí của mỗi chương trình.

 

Sampling Sản Phẩm

  • Tổ chức Sampling

Các công đoạn chuẩn bị đã hoàn tất, chúng ta bắt đầu tổ chức buổi dùng thử sản phẩm. Để đảm bảo chương trình không có sai sót, chúng ta cần rà soát lại một lần nữa các vật dụng liên quan. Có 2 hình thức sampling phổ biến đó là:

  • Hình thức door to door: là hình thức đầu tiên của phương pháp sampling. PG; PB sẽ đi đến từng khu vực nhà dân để phát tặng cho họ những mẫu thử theo dạng túi quà tặng.
  • Hình thức face to face (sử dụng phổ biến): Hình thức mặt đối mặt, các PG; PB sẽ gặp trực tiếp khách hàng tại các địa điểm như siêu thị, cửa hàng… Sau đó, mời khách hàng dùng thử sản phẩm và thu thập các phản hồi sau khi trải nghiệm. Có thể sau khi sử dụng sản phẩm, người dùng thử sẽ tiếp nhận việc mua sản phẩm và trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Việc tổ chức tuy đơn giản nhưng cần có kế hoạch thực hiện phù hợp. Phối hợp nhịp nhàng các bước trên ta sẽ tránh được những sai sót về thủ tục, địa điểm sampling.

  • Báo cáo hiệu quả Sampling

Báo cáo hiệu quả sampling thông thường được đánh giá theo ngày/tuần/tháng tùy thuộc thời gian diễn ra. 

Báo cáo tổng kết các kết quả nhận được, đánh giá mức độ phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó, chúng ta mới có thể nhận định Sampling có hiệu quả hay không.

Sampling Sản Phẩm

Những báo cáo này bao gồm các vấn đề như:

  • Hình ảnh sản phẩm
  • Số liệu bán hàng
  • Phiếu phản hồi khách hàng

Quy trình làm Sampling bao gồm các hoạt động liên tục từ khâu lên kế hoạch cho đến báo cáo kết quả. Tuy nhiên, để Sampling mang lại hiệu quả cao, chúng ta cần có những hình thức tổ chức phù hợp và chuyên nghiệp.

Tóm lại, Sampling không chỉ là phương pháp giúp doanh nghiệp hướng tới những khách hàng tiềm năng mới mà còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Truyền thông Phan Đăng với kinh nghiệm tổ chức dày dặn nhiều chương trình sampling thành công. Chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách khi cung cấp đầy đủ dịch vụ tổ chức sampling từ A-Z cho doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tổ chức một buổi Sampling hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Quý khách có nhu cầu về dịch vụ: nhân viên tiếp thị, PG/PB, lễ tân; nhu cầu về thực hiện thu thập thông tin thị trường và các hoạt động activation … vui lòng liên hệ: 

Chi nhánh 1: 96 Khánh An, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Chi nhánh 2: Số 3, Liền Kề 27, P. Trịnh Văn Bô, KĐT Mới Cân Canh, Hòa Đức, TP. Hà Nội

Hotline: 0934 047 866

Email: truyenthongphandang@gmail.com

Website: www.phandang.com – www.samplingsanpham.com

Fanpage: https://www.facebook.com/truyenthongphandang/

Youtube: Truyền Thông Phan Đăng

image
0934 047 866